Mách bạn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

Mách bạn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

Làm sao để lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Chúng ta đã biết, hiện nay tháp giải nhiệt được dùng để làm mát nước và giúp hạ nhiệt máy móc cũng như thiết bị trong nhà xưởng. Sau khi đã tính toán xong và chọn được loại tháp thích hợp, chúng ta cần tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt nước chuẩn và đảm bảo quy trình để mang đến hiệu quả hoạt động tốt! Mách bạn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn qua bài viết sau đây.

 

 

I. Các bộ phận quan trọng khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước

 

 

Khi tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt nước bạn cần nắm rõ các bộ phận quan trọng sau:

 

 

Mách bạn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

Mách bạn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

 

 

A. Giá đỡ quạt

Thành phần giá đỡ quạt tháp giải nhiệt thường được làm bằng sắt có bọc xi mạ kẽm chống rỉ rét. Đây là bộ phận đòi hỏi độ bền về nhiệt rất cao, vì nó có tiếp xúc trực tiếp và liên tục với hơi nóng của nước.

Linh kiện này đã được tính toán rất kỹ lưỡng về chất lượng cũng như kết cấu. Nếu đúng với quy trình bảo dưỡng của tháp giải nhiệt ( https://thuantienphat.com/thap-giai-nhiet/ ) thì giá đỡ này sẽ có thời hạn sử dụng là khoảng 10 năm.

 

B. Thân tháp

Tháp giải nhiệt nước sẽ được làm từ nhựa composite, vật liệu này sẽ giúp chịu được các hóa chất và có độ bền cao. Độ cao của thân tháp đã được tính toán một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính vững chãi và đáp ứng hiệu suất tháp giải nhiệt tốt.

 

C. Quạt tháp

Linh kiện này thường được làm bằng chất liệu nhựa hoặc nhôm để đảm bảo được độ bền của cánh quạt. Hơn nữa sản phẩm quạt tháp giải nhiệt sẽ có thiết kế đặc biệt với hoạt động ở vòng tua thấp, đảm bảo những yêu cầu liên quan đến độ ồn.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quạt tháp vẫn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về lưu lượng, cũng như tốc độ gió cần thiết để tháp hoạt động hiệu quả.

 

D. Tấm tản nhiệt Filling

Tấm tản nhiệt filling trong tháp giải nhiệt còn có tên gọi khác là khối đệm, được chế tạo từ chất liệu nhựa PVC hoặc gỗ,... Thiết kế của linh kiện này có dạng lượn sóng để việc trao đổi nhiệt diễn ra tốt hơn.

Đối với những công trình có yêu cầu riêng, sẽ có những loại tấm tản nhiệt khác nhau. Khối đệm gỗ sẽ dùng cho môi trường có nhiều bụi bẩn và nhiệt độ nước đầu vào cao hơn 80 độ C.

Trong trường hợp sử dụng tháp giải nhiệt ở môi trường nước bị nhiễm hóa chất ăn mòn và có độ nhiệt cao thì chúng ta có thể sử dụng tấm tản nhiệt HDPE.

 

E. Đầu chia nước

Hầu như các đầu chia nước của tháp giải nhiệt nước sẽ được làm từ nhựa hoặc nhôm để đảm bảo có độ bền cao và sử dụng được lâu dài. Cấu tạo của đầu chia nước giúp hỗ trợ việc xoay và chia nước qua đường ống.

Vì vậy, nhiệm vụ chính của đầu chia nước là phân phối đều nước cần hạ nhiệt lên trên bề mặt của tấm tản nhiệt và làm tăng hiệu quả làm mát của tháp.

 

 

II. Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

 

 

Lắp đặt tháp giải nhiệt nước đóng vai trò rất quan trọng vì yêu cầu cao, đảm bảo phải đúng chuẩn để quá trình hoạt động của tháp diễn ra hiệu quả. Chúng ta đã biết, tháp giải nhiệt nước là thiết bị dùng để giúp giải nhiệt và làm mát các loại máy móc hoạt động trong nhà xưởng để chúng duy trì hoạt động hiệu quả và hạn chế hao mòn nhanh.

 

 

Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn

 

 

Trong quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước, nếu thực hiện không đúng với quy chuẩn thì có thể sẽ khiến cho hệ thống làm mát không phát huy hiệu quả tối đa, công việc đồng thời còn gây tiêu tốn nhiều năng lượng, khiến cho tháp dễ bị hư hỏng.

Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo:

 

Bước 1: Trước khi tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt nước bạn cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ các linh kiện để quá trình lắp đặt diễn ra thuận tiện, không bị gián đoạn.

Các linh kiện quan trọng cần được chuẩn bị là: vỏ bồ, ống phun, cánh quạt, tấm tản nhiệt, đầu phun, lưới chắn, motor và dụng cụ vặn đinh vít.

 

>> Đọc tiếp bài viết: Nhiệt độ nước tháp giải nhiệt tăng cao làm thế nào để xử lý?

 

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các linh kiện thì chúng ta có thể tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt nước.

Cần lưu ý rằng:

  • Đối với những loại tháp giải nhiệt nước có công suất lớn thì cần phải chú ý bôi keo tạo thành các mảnh ghép đế bồn kết hợp lại với nhau.
  • Đối với những loại tháp giải nhiệt nhỏ, đế bồn thường sản xuất thành một khối hoàn chỉnh nên chúng ta không cần phải sử dụng keo.

 

Bước 3: Lắp thanh đỡ và tấm tản nhiệt nước, cùng với màng PVC cho tháp.

Bước 4: Lắp vỏ bồn tháp giải nhiệt làm mát nước.

  • Khi lắp đặt các loại tháp có công suất nhỏ, chúng ta có thể lắp vỏ bồn trước rồi đặt lên.
  • Trong trường hợp lắp đặt các loại tháp lớn thì chúng ta phải tiến hành ghép từng mảnh vỏ bồn lại với nhau, rồi bắn vít thật chặt giữa các mảnh với đáy và thanh ngang motor với tháp để cố định chắc chắn.

Bước 5: Lắp đặt lưới xám chắn nước để nước bên trong tháp không bị bẩn ra ngoài trong quá trình hoạt động.

 

 

III. Một số lưu ý quan trọng khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước

 

 

Trong quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước, để mang đến hiệu quả cao chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

 

 

Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước

Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước

 

 

A. Thi công lắp đặt trong điều kiện thời tiết thích hợp

Vấn đề thời tiết sẽ có tác động không hề nhỏ đối với chất lượng của việc lắp đặt tháp giải nhiệt nước. Vì vậy, các đơn vị doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn thi công lắp đặt thiết bị này vào ngày nắng đẹp giúp keo được sử dụng phát huy tác dụng.

Trong trường hợp bạn thi công lắp đặt tháp giải nhiệt nước vào những ngày mưa thì có thể sẽ khiến keo không thể gắn các linh kiện với nhau và gây ra nhiều khó khăn.

 

B. Lưu ý về không gian lắp đặt tháp giải nhiệt nước

Trong quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước, chúng ta cũng không nên bỏ qua yếu tố không gian. Hãy lựa chọn những nơi có luồng không khí ổn định, ít axit, ít bụi bẩn và ít các chất liệu khác.

Ngoài ra bạn nên tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt ở không gian rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ diện tích để thiết kế đường ống nước. Ngoài ra, nếu thực hiện thi công trong một không gian rộng rãi thì sẽ giúp các thao tác trở nên dễ dàng hơn, vì khi lắp đặt các loại tháp giải nhiệt lớn sẽ tốn khá nhiều diện tích để đặt các linh kiện.

 

C. Đảm bảo nền đất phải thật vững trãi

Khi thi công lắp đặt tháp giải nhiệt nước, các doanh nghiệp cần giữ cho tháp luôn đứng thẳng và nằm vững chắc trên nền xi măng bằng phẳng. Điều này sẽ giúp cho các bulông neo và chân của tháp được gắn với nhau một cách chặt chẽ, không gây ra tình huống lung lắc trong quá trình hoạt động.

Điều này cũng giúp cho quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt được ổn định hơn và ít gặp phải vấn đề trục trặc cần phải khắc phục.

Nắm được đầy đủ các lưu ý trong quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt nước sẽ giúp cho quá trình thực hiện được diễn ra một cách trơn tru và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của tháp hơn rất nhiều!

Trên đây là chia sẻ của Thuận Tiến Phát về cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước và những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trong quá trình thực hiện. Nếu bạn chưa có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến việc lắp đặt tháp giải nhiệt nước thì hãy liên hệ với những công ty chuyên lắp đặt để đảm bảo chất lượng hoạt động của tháp sau này nhé!

Chia sẻ: