Phân loại tháp giải nhiệt nước trên thị trường chi tiết dễ hiểu

Phân loại tháp giải nhiệt nước trên thị trường chi tiết dễ hiểu

Trên thị trường hiện nay, các dòng tháp giải nhiệt được cung cấp đa dạng với các mẫu mã và cơ chế hoạt động, phù hợp với yêu cầu hạ nhiệt của nhiều khách hàng với các cơ sở kinh doanh khác nhau. Bài viết sau về phân loại tháp giải nhiệt nước trên thị trường chi tiết dễ hiểu, có thể giúp khách hàng có quyết định đúng đắn khi chọn tháp giải nhiệt nước phù hợp với nhà xưởng sản xuất của mình.

 

 

Phân loại tháp giải nhiệt nước trên thị trường chi tiết dễ hiểu

Phân loại tháp giải nhiệt nước trên thị trường chi tiết dễ hiểu

 

 

I. Phân loại tháp giải nhiệt trên thị trường hiện nay

Có thể phân loại tháp giải nhiệt theo các yếu tố chủ yếu: nguyên lý hoạt động, cơ chế tuần hoàn nước và hình dáng của tháp.

 

A. Phân loại theo nguyên lý hoạt động

Theo nguyên lý và cơ chế hoạt động, tháp được chia thành tháp đối lưu tự nhiên và tháp đối lưu cơ học.

+ Về tháp đối lưu tự nhiên: Nguyên lý hoạt động của dòng tháp này là áp dụng sự chênh lệch nhiệt độ không khí bên ngoài và nhiệt độ của không khí bên trong tháp để hạ nhiệt cho nguồn nước. Khi hoạt động thực tế, khi không khí nóng mang theo nhiệt lượng của nước thoát ra ngoài môi trường, thì không khí mát bên ngoài sẽ tự động đi vào trong tháp, tiếp tục quy trình hạ nhiệt cho nước. Phân loại tháp đối lưu tự nhiên có 2 dạng chính là: tháp ngược dòng và tháp dòng ngang. Cấu tạo của tháp đối lưu tự nhiên khác với các loại tháp có công suất thấp, vỏ của loại tháp này được làm bằng bê tông, có độ cao lên đến 200m, phục vụ nhu cầu hạ nhiệt cao của các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn.

+ Về tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: Khác với tháp đối lưu tự nhiên, các loại tháp đối lưu cơ học sử dụng hệ thống quạt hút khí lạnh từ bên ngoài môi trường vào trong tháp, tăng khả năng tiếp xúc giữa không khí và nước, nâng cao hiệu quả hạ nhiệt của tháp. Do phụ thuộc vào sức hút của quạt, hiệu suất giải nhiệt của tháp phục thuộc vào tốc độ và đường kính quạt, cũng như khối đệm trợ lực của hệ thống làm mát. Phân loại tháp giải nhiệt đối lưu cơ học có 3 loại: tháp thông khí dòng ngang, tháp thông khí ngược dòng và tháp đối lưu cưỡng bức.

 

 

Các phân loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Các phân loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

 

 

B. Phân loại theo cơ chế tuần hoàn nước

Phân loại tháp giải nhiệt nước có thể dựa trên tuần hoàn của nước trong tháp, cơ bản có thể chia thành tháp tuần hoàn hở, tháp tuần hoàn kín và tháp không tuần hoàn.

+ Đối với tháp không tuần hoàn: nguồn nước của tháp lấy từ những nơi có lượng nước lớn và dồi dào như sống hồ. Thiết kế của tháp không phục vụ cho việc tái sử dụng nước, do đó, tháp không tuần hoàn cần được cung cấp nguồn nước rẻ, ít tốn kém để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nước được đưa vào tháp cũng cần được xử lý để lọc cặn bẩn và vi khuẩn gây hao mòn thiết bị.

+ Tháp tuần hoàn kín: Đây là phân loại tháp giải nhiệt được ưa chuộng nhờ khả năng tái sử dụng nước của hệ thống. Cơ chế hoạt động của tháp này tạo điều kiện cho nước tuần hoàn kín, giữ lại một lượng nước cố định trong đường ống sau khi làm mát để nước tiếp tục hạ nhiệt cho các thiết bị máy móc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tăng độ bền, hệ thống tháp này cần được bảo dưỡng định kỳ với các biện pháp ngừa vi sinh và chống ăn mòn.

+ Tháp tuần hoàn hở: Dòng tháp này được xem là loại phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình giải nhiệt, một lượng nước bị hao hụt trong quá trình làm mát, lượng nước còn lại tiếp tục lưu thông trong vòng tuần hoàn. Để bù đắp cho sự hao hụt này, một lượng nước tương đương cần được bổ sung, do đó, chất lượng nguồn nước được thay mới liên tục. Vì tháp này có cơ chế tuần hoàn hở nên cần đảm bảo vệ sinh, kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên.

 

>> Đọc tiếp bài viết: Nguyên lý bơm nước tháp giải nhiệt - Thông tin hữu ích cần biết

 

 

Phân loại tháp giải nhiệt theo hình dáng

Phân loại tháp giải nhiệt theo hình dáng

 

 

C. Phân loại theo hình dáng kích thước

Tháp hình tròn và tháp hình vuông là hai phân loại tháp giải nhiệt theo hình dạng và thiết kế bên ngoài của tháp.

+ Tháp giải nhiệt tròn: được thiết kế để phục vụ cho các nhà máy sản xuất, các ngành công nghiệp đông lạnh hoặc công nghiệp nhựa; bởi thiết kế tròn có độ bền cơ học cao, chống các hiện tượng gỉ sét và ăn mòn. Bên cạnh đó, tháp tròn còn có khả năng chống chịu các tác động tiêu cực từ môi trường. Ngoài ra, việc lắp đặt các loại tháp tròn cũng đơn giản, dễ dàng, chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cũng phải chăng.

+ Tháp giải nhiệt vuông: Cấu tạo vuông vức của tháp phù hợp cho việc lắp đặt tại các công trường lớn. Các dòng tháp này tạo điều kiện cho việc ghép nối và liên kết nhiều tháp với nhau, tăng hiệu quả làm mát cho công trường hay khu sản xuất. Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống giải nhiệt với nhiều tháp, cần đảm bảo không gian lắp đặt đủ rộng, thoáng, đảm bảo đường ống dẫn nước hoạt động tốt.

 

Khi nắm rõ cách phân loại tháp theo các yếu tố chủ yếu: nguyên lý hoạt động, cơ chế tuần hoàn nước và hình dáng của tháp. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để giải nhiệt cho thiết bị máy móc tại nhà xưởng tốt.

 

 

II. Mua tháp giải nhiệt ở đâu tốt?

 

 

Trên thị trường hiện nay, các dòng tháp được cung cấp tại nhiều địa chỉ uy tín, chất lượng. Khách hàng cần lựa chọn những cơ sở lắp đặt có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả của tháp. Tại Công ty Thuận Tiến Phát, đa dạng các phân loại tháp được sản xuất và phục vụ theo yêu cầu cho các nhà máy, xí nghiệp. Đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia tư vấn tại Thuận Tiến Phát với kinh nghiệm sản xuất, thi công lắp đặt tháp giải nhiệt, đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và hiệu suất vận hành cao về tháp.

Để lựa chọn được dòng tháp phù hợp, người dùng cần chú trọng quan tâm đến phân loại tháp giải nhiệt. Trong nhiều mẫu mã và tính năng đa dạng của tháp, việc chọn được tháphiệu quả cao đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có thể làm mất nhiều thời gian của người dùng. Nếu bạn cần tiết kiệm thời gian và mong muốn có được hệ thống giải nhiệt hiệu quả, đừng quên liên hệ Thuận Tiến Phát để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Chia sẻ: