Vệ sinh tháp giải nhiệt - Nguyên tắc vàng để hệ thống trơn tru
Mục lục
Vệ sinh tháp giải nhiệt không phải quá trình quá phức tạp. Tuy nhiên lại cần đảm bảo những yếu tố mấu chốt như: thời gian vệ sinh định kỳ, phương pháp vệ sinh phù hợp để bảo vệ thiết bị đồng thời bảo vệ môi trường. Dưới đây là những hướng dẫn vệ sinh tháp giải nhiệt - Nguyên tắc vàng để hệ thống trơn tru để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động.
I. Vì sao cần vệ sinh tháp giải nhiệt?
Tháp giải nhiệt được sử dụng nhiều hiện nay đa phần là hệ thống tuần hoàn hở. Theo nguyên lý hoạt động, nước trong hệ thống sẽ tiếp xúc với không khí bên ngoài và trao đổi nhiệt tại đó. Trong quá trình này, một lượng nước sẽ bốc hơi vào khí quyển, dẫn đến hao hụt nước. Để hệ thống vận hành ổn định, nước sẽ luôn được bổ sung để bù vào phần nước hao hụt trong quá trình bay hơi.
Tuy nhiên, nếu không được xử lý trước khi đưa vào tháp, nước thường chứa các chất như CaCO3, MgCO3 hoặc các kết tủa khác. Do tính chất tương tự như đá vôi, các chất này thường hình thành nên cặn bẩn bám vào đường ống, tấm đệm, khung tháp hay một số linh kiện khác, khiến cho diện tích bề mặt giải nhiệt giảm, ảnh hưởng đến khả năng làm mát, đồng thời tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình vận hành.
Vệ sinh tháp giải nhiệt - Nguyên tắc vàng để hệ thống trơn tru
Bên cạnh đó, các vi sinh vật, trong quá trình lưu thông của nước và không khí từ bên ngoài vào hệ thống, có thể dễ dàng xâm nhập. Vi khuẩn, nấm, tảo… là các vi sinh vật thường phát triển trong hệ thống tháp giải nhiệt nước. Sự sinh trưởng của các loài vi sinh vật này có thể làm ăn mòn cục bộ tại nhiều linh kiện, hoặc gây tắc đường ống dẫn nước. Các tình trạng như nước có mùi hôi hoặc axit hữu cơ ăn mòn, gây rỗ bề mặt tản nhiệt trong tháp có thể gây ra do nấm, rong rêu hay vi khuẩn đang phát triển bên trong tháp giải nhiệt.
Người dùng cần vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ, đồng thời thực hiện xử lý nước thường xuyên, nhằm đảm bảo hiệu suất vận hành của thiết bị, giúp tháp làm mát có độ bền cao và mang đến hiệu quả làm việc ổn định lâu dài.
II. Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt chuẩn xác
- Tẩy rửa bằng hóa chất: Để bắt đầu vệ sinh tháp giải nhiệt, người dùng cần tắt máy bơm để tiến hành vệ sinh, làm sạch. Cần giữ lại một lượng nước vừa đủ trong tháp để có thể hòa tan hóa chất tẩy rửa được cho vào tháp. Sau khi cho hóa chất tẩy rửa vào nước trong tháp, tiến hành bật máy bơm nước để hóa chất theo dòng nước chạy tuần hoàn trong hệ thống tháp giải nhiệt và đường ống dẫn. Trong quá trình này, hóa chất sẽ làm sạch các chất bẩn, cáu cặn cũng như các vi sinh vật trong hệ thống được kể trên.
Trong bước này, người dùng cần hiểu rõ về hóa chất tẩy rửa với tính năng và nồng độ sử dụng để không gây ảnh hưởng, hư hại đến tháp. Đồng thời, cần lưu ý đảm bảo an toàn lao động trong quá trình tẩy rửa, tránh tiếp xúc với da gây bỏng, hoặc làm tràn, tiếp xúc với các linh kiện thiết bị khác.
Xử lý nước bên trong tháp giải nhiệt
- Xả hóa chất tẩy rửa: Sau thời gian hóa chất tẩy rửa lưu thông tuần hoàn trong hệ thống tháp tản nhiệt, tiến hành giai đoạn xả hóa chất. Trước khi xả nước chứa chất tẩy rửa ra ngoài môi trường, cần trung hòa nước này với hóa chất để đảm bảo không gây hại đến môi trường. Sau khi đổ hóa chất trung hòa, cho nước chạy tuần hoàn trong hệ thống, và tiến hành xả toàn bộ nước trong đường ống. Nước xả trung tính với độ pH được thử bằng quỳ tím là nước đã đạt yêu cầu.
- Vệ sinh ống phân phối nước: Bước tiếp theo, bạn cần tháo rời các ống phân phối nước trong hệ thống để vệ sinh các rong rêu, cặn bẩn bám trong ống, và lắp lại như tình trạng ban đầu sau khi vệ sinh xong.
- Kiểm tra mức dầu, thay dầu: Trong quá trình bảo dưỡng và vệ sinh tháp giải nhiệt, cần lưu ý kiểm tra mức dầu trên tháp giải nhiệt. Thời gian thay dầu cho tháp thông thường là 6 tháng một lần khi sử dụng liên tục. Cần đảm bảo mức dầu trong tháp giải nhiệt không bị hao hụt, kiểm tra thường xuyên để có thể bổ sung ngay khi cần thiết. Nếu dầu bị cô đặc thì cần thay dầu ngay cho hệ thống.
>> Đọc tiếp bài viết: Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong công nghiệp và đời sống
- Kiểm tra hệ thống điện: Hệ thống điện cần được kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng chập điện, cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Chạy thử: Sau khi hoàn tất các bước trên, tiến hành chạy thử máy để đảm bảo thiết bị không gặp các tình trạng hỏng hóc hay bất kỳ sự cố nào.
Sau khi vệ sinh tháp giải nhiệt, tháp tản nhiệt sạch sẽ, đường ống và các bề mặt trong tháp không còn cáu cặn, rong rêu hay bụi bẩn là đạt tiêu chuẩn.
III. Khi nào cần vệ sinh tháp giải nhiệt là hợp lý?
Cần vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ, tùy theo công suất và quá trình vận hành của hệ thống. Tuy nhiên, khi tháp có các dấu hiệu sau đây, cần tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng để đảm bảo hiệu suất làm việc:
Cần vệ sinh khi bên trong tháp giải nhiệt bám nhiều cặn bẩn
- Nhiều cặn bẩn bám dưới đáy tháp.
- Tháp giải nhiệt thường xuyên phát ra tiếng ồn lớn và chuyển động rung mạnh bất thường, khác hẳn so với thời gian sử dụng ban đầu.
- Tấm tản nhiệt bị bám bẩn, có màu trắng của đá vôi do CaCO3.
- Tháp giải nhiệt khi vận hành có âm thanh lạ bên trong tháp hoặc các linh kiện.
- Nhiệt độ của thân bơm tăng cao bất thường.
- Hệ thống chia nước không còn hoạt động hiệu quả.
- Quạt tháp giải nhiệt bị đảo chiều hoặc phát ra tiếng động lạ khi quay.
- Hiệu suất làm mát bị giảm đáng kể, không đáp ứng tiêu chuẩn hoạt động của tháp giải nhiệt.
Các bước vệ sinh tháp giải nhiệt đúng chuẩn trong quá trình bảo trì tháp giải nhiệt đã được trình bày đầy đủ và cụ thể qua các thông tin trên. Hi vọng bạn có thể thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng tháp giải nhiệt để đảm bảo hiệu suất làm việc và độ bền của tháp. Mọi thắc mắc về việc vệ sinh tháp giải nhiệt hay các sản phẩm làm mát đều sẽ được giải đáp tại trang web https://thuantienphat.com. Hãy liên hệ với công ty Thuận Tiến Phát ngay để được tư vấn và hỗ trợ.