Có nên thường xuyên lọc nước tháp giải nhiệt hay không?
Mục lục
- I. Lọc nước tháp giải nhiệt là gì?
- II. Lọc nước tháp giải nhiệt vì sao nên thực hiện thường xuyên?
- III. Lọc nước tháp giải nhiệt không thường xuyên gây ra tác hại gì?
- IV. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành tháp giải nhiệt
- V. Mục đích của lọc nước tháp giải nhiệt là gì?
- VI. Các thiết bị hỗ trợ lọc nước tháp giải nhiệt hiệu quả
Thắc mắc chung của không ít khách hàng đó chính là có nên thường xuyên lọc nước tháp giải nhiệt hay không? Vì chúng ta đã biết, nước tháp giải nhiệt là một trong những thành phần cực kỳ quan trọng trong quá trình tản nhiệt cho máy móc trong nhà máy. Hãy cùng tìm hiểu xem lọc nước tháp giải nhiệt là gì và có vai trò như thế nào, đồng thời giải đáp thắc mắc chung được đề cập phía trên nhé!
I. Lọc nước tháp giải nhiệt là gì?
Thực tế, lọc là quá trình cơ học để thu gom các chất rắn trên một vật liệu xốp để loại bỏ các chất lơ lửng như bùn, chất bẩn và các vi sinh vật bên trong nước. Việc loại bỏ các chất này tương đương với việc loại bỏ các chất gây kết tụ, để góp phần quản lý nước tổng thể dễ dàng, hỗ trợ các chất xử lý hóa học làm việc hiệu quả hơn.
Lọc nước tháp giải nhiệt
Thông thường, có 2 phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt chính gồm:
1. Phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt trực tiếp
Đây là phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt cho phép tất cả nước trong hệ thống tuần hoàn đi qua bộ lọc để thực hiện loại bỏ các tạp chất, cũng như chất rắn lơ lửng bên trong nước.
2. Phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt gián tiếp
Với phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt gián tiếp, người ta sẽ đặt một bộ lọc trong dòng nước trích để một phần nước tuần hoàn được lọc. Đối với phương pháp này, tỷ lệ trích lọc cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước trong hệ thống làm mát mà còn góp phần nâng cao hiệu năng của thiết bị lọc.
Phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt này có chi phí thấp hơn so với cách trực tiếp, đồng thời giúp tiết kiệm không gian hơn.
Nhìn chung, cả hai phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt được đề cập trên đây đều có khả năng giúp giảm chất rắn bên trong nước, góp phần xử lý nước hiệu quả giảm nguy cơ hình thành cặn bẩn ở bên trong tháp giải nhiệt.
II. Lọc nước tháp giải nhiệt vì sao nên thực hiện thường xuyên?
Thực tế, việc lọc nước tháp giải nhiệt cần thực hiện một cách thường xuyên vì nước được sử dụng cho nhiều quá trình như: làm mát thiết bị điều hòa không khí, sử dụng cho quá trình sản xuất, dùng cho quá trình phát điện,...
Có nên thường xuyên lọc nước tháp giải nhiệt hay không?
A. Hoạt động của tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là thiết bị sử dụng nước để giảm nhiệt độ của nước nóng bằng cách trích nhiệt. Nguồn nước nóng khi được đưa vào tháp giải nhiệt sẽ được chuyển thành hơi nước rồi thải ra bên ngoài khí quyển.
Nước được sử dụng cho nhiều quá trình như quá trình làm mát trong các thiết bị điều hòa không khí hay quá trình sản xuất và phát điện. Tháp giải nhiệt ( https://thuantienphat.com/thap-giai-nhiet/ ) là một thiết bị sử dụng nước để giảm nhiệt độ của nước bằng cách trích nhiệt từ nước để biến thành hơi nước sau đó thải ra bên ngoài khí quyển.
Sử dụng tháp giải nhiệt bằng nước mang lại hiệu quả cao hơn so với thiết bị sử dụng không khí.
Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước hiệu quả hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí.
B. Đặc điểm của nước dùng cho tháp giải nhiệt
Nước được dùng cho hệ thống tháp giải nhiệt chủ yếu sẽ được lấy từ hệ thống nước ngầm tại nơi lắp đặt tháp. Vì vậy nước được sử dụng cho Tháp giải nhiệt sẽ được xử lý về độ cứng hoặc được bổ sung các chất giúp loại bỏ rong rêu và những cặn bẩn làm cho chất rắn hòa tan, giảm bám rong rêu, giảm các cặn bẩn quanh thành ống, bề mặt trao đổi nhiệt của dàn ngưng, bình ngưng,...
Qua đặc điểm nêu trên, có thể thấy, việc lọc nước tháp giải nhiệt cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo nguồn nước được loại bỏ các cặn bẩn, giảm độ cứng nước và mang đến hiệu quả làm việc của tháp giải nhiệt.
>> Đọc tiếp bài viết: Khung và thân vỏ tháp giải nhiệt có cấu tạo như thế nào?
Mục đích của việc lọc nước tháp giải nhiệt
III. Lọc nước tháp giải nhiệt không thường xuyên gây ra tác hại gì?
Với các thiết bị làm việc với nước: Tháp giải nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, chiller, nồi hơi, máy nén khí, bơm, tuabin, két nước làm mát và block máy, hệ thống thiết bị, đường ống,.. khi bị cáu cặn sẽ khiến cho tác dụng bị giảm sút. Đồng thời, nguồn nước lúc này sẽ rất khó lưu thông và gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng. Cặn Carbonate có thể làm giảm bề mặt làm việc, làm giảm độ dẫn nhiệt, dẫn đến mất mát năng lượng, làm giảm tiết diện ống, tổn thất áp suất, gây tắc cục bộ và cũng có thể làm hư hỏng các chi tiết của các thiết bị áp lực.
IV. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành tháp giải nhiệt
Trong quá trình tháp giải nhiệt vận hành, bạn sẽ có thể gặp phải một số vấn đề phát sinh đó là:
A. Hiện tượng ăn mòn đường ống
Mặc dù là một phương tiện truyền nhiệt tuyệt vời và khá rẻ nhưng nó cũng chính là một loại “dung môi vạn năng” có khả năng hòa tan rất nhiều vật liệu. Chính vì vậy, sau một thời gian làm việc, bạn sẽ thấy hầu hết các thiết bị đều sẽ bị ăn mòn.
B. Hiện tượng hình thành cáu cặn
Cáu cặn là một quá trình hóa học được hình thành khi mà nồng độ muối hòa tan trong nước làm mát đã vượt quá mức giới hạn hòa tan, và sau đó hình thành các kết tủa trên các bề mặt tiếp xúc với nước. Cáu cặn được hình thành trong hệ thống trao đổi nhiệt có thành phần chính là muối canxi cacbonat. Loại muối này sẽ trở nên kém tan hơn khi nhiệt độ của nước bắt đầu tăng lên.
Máy làm mềm nước tháp giải nhiệt
C. Lắng đọng bùn đất
Lắng đọng bùn là một thuật ngữ dùng chung cho tất cả các loại tạp chất cơ học có thể lắng đọng trên bề mặt thiết bị trong hệ thống nước làm mát. Sự lắng đọng này được hình thành không phải do quá trình ăn mòn, hay các vi sinh vật gây nên mà nó chính là bụi và bùn đất từ không khí hay nước cấp vào hệ thống.
D. Xuất hiện các vi sinh vật và rong rêu
Sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và rong rêu bên trong hệ thống nước làm mát tuần hoàn nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có thể dẫn đến sự hình thành một lớp ô nhiễm sinh học trên tất cả những bề mặt tiếp xúc với nước.
V. Mục đích của lọc nước tháp giải nhiệt là gì?
Mục đích của việc lọc nước tháp giải nhiệt mang đến nhiều lợi ích cho quá trình vận hành tháp. Dưới đây là một số lợi ích đáng quan tâm khi thực hiện nhiệm vụ này:
- Loại bỏ các loại rác thô để hạn chế tắc nghẽn hệ thống làm mát.
- Loại bỏ các chất lơ lửng bên trong nước để ngăn chặn tích lũy ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành tháp, hạn chế ăn mòn và giảm nguy cơ tắc nghẽn.
- Loại bỏ các kim loại có trong nước và các khí cacbonic dư thừa.
- Ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt trao đổi nhiệt.
- Loại bỏ khả năng ăn mòn tháp do oxy hóa hòa tan trong nước.
VI. Các thiết bị hỗ trợ lọc nước tháp giải nhiệt hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều các thiết bị hỗ trợ lọc nước tháp giải nhiệt hiệu quả. Trong số đó, có thể kể đến các chất hóa học dùng để làm sạch nước, lõi lọc nước tản nhiệt, máy làm mềm nước tháp giải nhiệt, thiết bị lọc rửa tự động STF,...
Để được tư vấn thêm về phương pháp lọc nước tháp giải nhiệt cũng như mua thiết bị hỗ trợ lọc nước tháp giải nhiệt đảm bảo chất lượng, bạn có thể liên hệ ngay với công ty Thuận Tiến Phát qua hotline 0907 667 318. Đây là một trong những đơn vị hàng đầu tại nước ta chuyên cung cấp các sản phẩm khác giải nhiệt và các linh kiện tháp giải nhiệt chính hãng Thuận Tiến Phát.
Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã “bỏ túi” thêm được một địa chỉ của đơn vị uy tín để mua các phụ kiện tháp giải nhiệt chất lượng!