Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ
Mục lục
Chất lượng của lượng nước được đưa vào tháp giải nhiệt có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của thiết bị này. Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ để tìm hiểu những yếu tố cần thiết khi sử dụng nước của tháp giải nhiệt nhé!
I. Chất lượng của nước có ảnh hưởng thế nào đến hệ thống tháp giải nhiệt
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì, hãy cùng điểm qua những những chất lượng quan trọng mà nước ảnh hưởng đến hệ thống tháp giải nhiệt!
Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ
A. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt
Chúng ta đã biết, tháp giải nhiệt chính là thiết bị quan trọng được sử dụng nhiều trong vấn đề giảm mức nhiệt sinh ra trong nhà máy, nhà xưởng,... Cơ chế hoạt động chủ yếu của tháp giải nhiệt dựa vào sự bay hơi của nước vào không khí để giảm dần mức nhiệt độ.
B. Nước là yếu tố quan trọng cho sự vận hành của tháp giải nhiệt
Có thể thấy, nước là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình tháp giải nhiệt hoạt động, tốt cho sự lưu thông và các hoạt động chung. Tuy nhiên, cần phải giải đáp được câu hỏi tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt để đưa ra những tiêu chí giúp đảm bảo lượng nước phù hợp.
Nước được sử dụng cho nhiều quá trình khác nhau của tháp giải nhiệt, cụ thể là:
- Nước được dùng trong các thiết bị điều hòa không khí.
- Nước được sử dụng trong quá trình sản xuất và phát điện.
Thông thường, nước được dùng cho hệ thống tháp giải nhiệt ( https://thuantienphat.com/thap-giai-nhiet/ ) sẽ được lấy từ hệ thống khai thác nước ngầm ở vị trí đáy tháp. Vì vậy, nước vẫn chưa được xử lý độ cứng, cũng như chưa được bổ sung các chất cần thiết giúp loại bỏ rong rêu cùng các cặn bẩn. Những chất bẩn này tồn tại trong tháp giải nhiệt và có sự hình thành khá nhanh chóng.
Vì vậy cần có biện pháp xử lý nước đưa vào tháp giải nhiệt để đảm bảo sự trao đổi nhiệt của dàn ngưng và bình ngưng không bị ảnh hưởng bởi nước chưa được xử lý rong rêu và cặn bẩn.
II. Tìm hiểu tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?
Khi các đơn vị cung cấp tháp giải nhiệt tính toán và đưa ra thiết kế giải pháp nhiệt thì tiêu chuẩn của nước đóng vai trò rất quan trọng. Vậy tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì? Dưới đây là một số chỉ tiêu giúp đánh giá chất lượng nước khi được đưa vào tháp giải nhiệt:
Tìm hiểu tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?
A. Độ dẫn điện của tháp
Yếu tố đầu tiên giải đáp cho thắc mắc tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt chính là độ dẫn điện của tháp. Độ dẫn điện thể hiện khả năng dẫn điện của nước được cho vào tháp, qua độ dẫn điện cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước, vì vậy cần đảm bảo độ dẫn điện của tháp ở mức thấp.
Các khoáng chất trong nước mặc dù không làm ảnh hưởng tới khả năng làm mát của thiết bị nhưng khi chúng được kết hợp với nhau có thể gây ra các cáu bẩn đóng cặn. Các chất bẩn được tạo nên sẽ bám dính vào hệ thống đường ống, van và bề mặt giải nhiệt làm cho áp lực nước bị giảm, khả năng trao đổi nhiệt thấp.
B. Độ ph của nước phải đảm bảo cân bằng
Yếu tố thứ hai giúp giải đáp thắc mắc tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt chính là độ PH. Thực tế, độ pH của nước biểu thị tính kiềm hoặc axit, thước đo độ pH nằm trong phạm vi từ 0 đến 14.
Trong trường hợp đo độ pH của nước ở tháp giải nhiệt có độ pH nằm trong khoảng từ 0 đến 7 chứng tỏ đó là môi trường axit. Trong trường hợp độ pH nằm trong khoảng 7 đến 14 sẽ là môi trường kiềm. Nếu mức độ pH cho ra kết quả bằng 7 thì chứng tỏ nước đang ở môi trường trung tính.
Nếu nước tháp giải nhiệt đang ở môi trường axit sẽ khiến cho kim loại và các thành phần trong tháp giải nhiệt nhanh chóng bị ăn mòn. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường kiềm thì sẽ dễ dàng hình thành các cáu bẩn ảnh hưởng đến hoạt động của tháp.
Thêm vào đó, chỉ số pH ở mức cao hay thấp còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vi sinh vật. Vì vậy, sử dụng hóa chất diệt vi sinh vật cũng bị ảnh hưởng vào độ pH của nước được dùng.
Những yếu tố trên đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp khi sử dụng tháp giải nhiệt, cần chú ý đến việc kiểm soát độ pH của nước với mức tiêu chuẩn bằng 7 để giảm thiểu những nguy cơ ăn mòn hoặc hình thành cáu cặn bám vào bên trong tháp.
C. Chỉ số bão hòa từ 0 - 1
Yếu tố thứ 3 giúp giải đáp thắc mắc tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt chính là chỉ số bão hòa, hay còn được gọi là chỉ số Langelier Saturation. Hôm qua chỉ số bão hòa sẽ đánh giá được sự ổn định của nước và xác định được nguy cơ ăn mòn hay hình thành các cạnh bẩn bên trong tháp.
Chỉ số bão hòa nên nằm trong mức từ 0 đến 1, vì khi nằm ở mức âm sẽ gây ra xu hướng ăn mòn, còn nếu ở mức dương lớn hơn 1 thì sẽ hình thành có cạnh một cách nhanh chóng.
D. Độ cứng của nước tháp
Yếu tố cuối cùng được chia sẻ trong bài viết này để giải đáp thắc mắc tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là độ cứng của nước tháp. Chúng ta đã biết, độ cứng của nước tháp là yếu tố gây ra cặn bẩn ở trong hệ thống tuần hoàn, biểu thị cho hàm lượng các ion hóa trị có trong nước như mangan, sắt, thiếc, magie và canxi.
Có hai loại độ cứng của nước gồm:
- Độ cứng cacbonat hay còn được gọi là độ cứng tạm thời, dùng để biểu thị cho sự lắng đọng của các cặn bẩn canxi cacbonat ở bên trong đường ống, bề mặt giải nhiệt.
- Độ cứng Phi - cacbonat hay còn được gọi là độ cứng vĩnh viễn.
Tóm lại, tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì? Đó là khi nước được đưa vào tháp giải nhiệt đáp ứng các yêu cầu sau: độ dẫn điện thấp, chỉ số bão hòa nằm từ 0 - 1, pH trung tính và độ cứng của tháp thấp.
Khi thỏa được các yêu cầu trên thì nước được đưa vào sẽ giúp cho hoạt động của tháp giải nhiệt đảm bảo hiệu quả hơn và không bị sự cố bất ngờ do tác động của các yếu tố gây hại.
E. Lợi ích của việc sử dụng nước tháp giải nhiệt đạt tiêu chuẩn
Sau khi đã nắm được tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn đó sẽ mang đến nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng tháp. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng nước tháp giải nhiệt đạt tiêu chuẩn:
Lợi ích của việc sử dụng nước tháp giải nhiệt đạt tiêu chuẩn
- Khi nắm được tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt và thực hiện một cách đầy đủ sẽ giúp cho quá trình làm mát được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
- Nhờ nắm được tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì mà các doanh nghiệp sẽ sử dụng nước đạt tiêu chuẩn, giúp hạn chế hình thành cặn bẩn, sự ăn mòn chi tiết máy móc làm bằng kim loại.
- Nước đã đặt các tiêu chuẩn thì việc đóng cặn hay ăn mòn chi tiết sẽ diễn ra một cách chậm hơn, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và vệ sinh tháp.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên, các doanh nghiệp khi sử dụng tháp giải nhiệt cần chú ý thường xuyên vệ sinh nguồn nước để hạn chế tình trạng rong rêu bám lại bên trong ống dẫn nước.
III. Những lưu ý khi vận hành tháp giải nhiệt nước
Xác định được tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt rất quan trọng trong quá trình thiết kế giải pháp sử dụng nước cho tháp giải nhiệt. Khi có được lượng nước đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích nhất là tiết kiệm chi phí để vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua được những lưu ý khi vận hành tháp giải nhiệt nước để đảm bảo nước được sử dụng ở mức phù hợp, không dư và cũng không thiếu để tháp được sử dụng hiệu quả hơn.
>> Đọc tiếp bài viết: Mô tả chi tiết tầm quan trọng của biến tần tháp giải nhiệt
Những lưu ý khi vận hành tháp giải nhiệt nước
A. Duy trì lưu lượng nước phù hợp
Duy trì lưu lượng nước ở mức phù hợp là lưu ý không thể bỏ qua khi doanh nghiệp muốn vận hành tháp giải nhiệt nước ổn định và hiệu quả. Lưu lượng nước bên trong tháp và nhiệt độ nước được bổ sung tăng hoặc giảm cũng tác động đến hoạt động của thiết bị.
Nếu nhiệt độ đầu vào của nước thấp sẽ làm làm mát hiệu quả hơn so với nguồn nước có nhiệt độ cao. Tốc độ chạy của nước ảnh hưởng đến lưu lượng nước bên trong tháp nên các doanh nghiệp thường sẽ bổ sung các thiết bị giúp tăng tốc độ dòng chảy cho máy đảm bảo giữ được đường chảy không bị tắc nghẽn bởi các nguyên nhân như: mảnh vỡ, cặn bùn, rong rêu,...
B. Vệ sinh sạch sẽ
Bên cạnh việc giữ cho lưu lượng của nước đưa vào tháp một cách ổn định thì các doanh nghiệp khi sử dụng thiết bị này cũng cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ kịp thời các cặn bẩn đóng bên trong tháp, giúp hạn chế chế những tác động xấu ảnh hưởng đến khả năng giải nhiệt.
Việc vệ sinh sạch sẽ tháp giải nhiệt không chỉ thực hiện một đến hai lần mà cần phải thực hiện định kỳ vì sau một khoảng thời gian sử dụng tháp, các cặn bẩn sẽ được hình thành dần dần và bám lên bồn, ống dẫn và bề mặt giải nhiệt, làm ảnh hướng đến hiệu quả tản nhiệt.
C. Kiểm soát được tiếng ồn
Lưu ý cuối cùng khi sử dụng nước tháp giải nhiệt và chính là kiểm tra và kiểm soát tiếng ồn. Cụ thể, nên kiểm tra xem các bộ phận của tháp giải nhiệt đã được lắp đặt đúng vị trí hay chưa để đảm bảo không có xảy ra sự cố hư hại.
Ngoài ra, nên kiểm tra sự cân bằng của các cụm chiller và mức dù bên trong để đảm bảo hệ thống cung cấp nhiên liệu một cách ổn định nhất, tránh được gây ra tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
Trước khi vận hành tháp giải nhiệt, cần kiểm tra một cách kỹ càng để đảm bảo đáp ứng được những lưu ý trên đây, qua đó việc sử dụng tháp sẽ đảm bảo sẽ được lâu dài hơn và ổn định hơn, mang đến hiệu quả cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Để thực hiện được các yếu tố trên, doanh nghiệp nên tìm đến những cơ sở uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, kinh nghiệm cao để thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả của tháp giải nhiệt.
Nếu có nhu cầu thiết kế giải pháp sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả, bạn có thể liên hệ ngay với công ty Thuận Tiến Phát, đây là một trong những đơn vị hàng đầu tại nước ta về cung cấp giải pháp và sản phẩm tháp giải nhiệt cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn hãy liên hệ hotline 0907 667 318.
Trên đây là những chia sẻ thắc mắc Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ, đồng thời bổ sung một số lưu ý trước khi vận hành khác để mang đến hiệu quả cao. Hy vọng rằng, bài viết sẽ có hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về sản phẩm tháp giải nhiệt!