Xả đáy tháp giải nhiệt như thế nào là đúng cách?
Mục lục
Mặc dù mang đến hiệu quả cao, nhưng sau một thời gian hoạt động, tháp giải nhiệt dễ hình thành các cấu bẩn và làm hư hỏng chi tiết bên trong. Từ đó, tháp bị ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về xả đáy tháp giải nhiệt như thế nào là đúng cách, giúp cho nguồn nước sạch sẽ ở điều kiện tốt nhất khi vận hành tháp nhé!
I. Nguyên nhân tháp giải nhiệt bị lắng đọng và bám cáu cặn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho nước đóng cặn bẩn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện xả đáy tháp giải nhiệt định kỳ. Dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật:
Xả đáy tháp giải nhiệt như thế nào là đúng cách?
A. Sự hình thành vi sinh vật trên bề mặt tấm tản nhiệt
Nguyên nhân đầu tiên khiến cho tháp giải nhiệt bị lắng đọng và bám cáu cặn là do vi sinh vật bám trên bề mặt tấm tản nhiệt. Những vi sinh vật có thể bám trên bề mặt tấm tản nhiệt gồm có:
- Hạt bụi.
- Cát.
- Cây cỏ,...
Các tạp chất này sẽ bám lên bề mặt của Tháp Giải Nhiệt nước làm mát Cooling Tower TTP, lâu ngày sẽ sản sinh ra tảo và các cặn bẩn. Đây đồng thời cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật gây hại cho hoạt động của tháp giải nhiệt phát triển.
B. Điều kiện môi trường
Nguyên nhân thứ 2 hình thành sự lắng đọng và đòi hỏi người dùng cần tiến hành xả đáy tháp giải nhiệt chính là điều kiện môi trường xung quanh. Khi tháp giải nhiệt được đặt ở trong môi trường nhiều bụi sẽ gây ra hình thành các cạnh bằng một cách nhanh chóng.
C. Vấn đề kết tủa hóa học bên trong nước
Nước tự nhiên chứa rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau, khi có nhiệt độ xúc tác, các chất hóa học kết hợp tạo phản ứng hóa học thành kết tủa bazo. Các kết tủa sau phản ứng hóa học sẽ dính vào bề mặt của tháp giải nhiệt, điều này tạo cơ hội cho các cặn bẩn xuất hiện và làm gián đoạn hiệu quả sản xuất chung.
D. Ảnh hưởng của cáu cặn
Chúng ta cần tiến hành xả đáy giải nhiệt do nguyên nhân lại sự ảnh hưởng của cáu cặn. Khi các cáu cặn xuất hiện và bám trên tấm tản nhiệt., nếu chúng tích tụ lâu ngày sẽ làm tăng mức độ dày đặc, làm gián đoạn sản xuất do hiệu quả làm mát giảm, chi phí sử dụng điện tăng. Tóm lại, chúng ta cần ăn ngăn chặn sự lắng đọng các cặn bẩn xảy ra trong tháp giải nhiệt thông qua việc xem xét nước đồ vào có đảm bảo chất lượng hay không, kiểm soát lượng vi sinh sinh vật gây hại, các chất bẩn,... Một trong những cách được áp dụng nhiều nhất chính là xả đáy tháp giải nhiệt.
Trên đây là những nguyên nhân nổi bật làm tháp giải nhiệt bị lắng đọng và bám cáu cặn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện xả đáy tháp giải nhiệt định kỳ.
II. Tầm quan trọng của việc xả đáy tháp giải nhiệt
Xả đáy tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng trong vấn đề vận hành thiết bị làm mát để truyền lại cho các hệ thống máy móc trong nhà máy được hoạt động một cách ổn định hơn. Thông qua quá trình này các loại cáu cặn và hóa chất bảo trì còn tồn đọng sẽ được đưa ra bên ngoài để đảm bảo mang lại nguồn nước đạt tiêu chuẩn.
>> Đọc tiếp bài viết: Tháp giải nhiệt bị rung ồn do những nguyên nhân nào gây ra?
Tầm quan trọng của việc xả đáy tháp giải nhiệt
Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng xả đáy tháp giải nhiệt lại là nhiệm vụ không hề đơn giản vì có rất nhiều vấn đề xảy ra nếu không có kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình tiến hành xả đáy tháp giải nhiệt, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi xả đáy tháp giải nhiệt, cần lấy mẫu nước thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá chất lượng và dự đoán xu hướng cặn bẩn, quá trình ăn mòn diễn ra bên trong hệ thống.
- Để tránh lãng phí và tăng lượng hóa chất sử dụng, hoặc trường hợp không bỏ được lượng tạp chất cần thiết, cần xả với lượng phù hợp bằng cách tính toán kỹ càng.
- Chất lượng nước đầu vào là yếu tố quan trọng để xác định mức độ tích tụ cáu cặn bên trong bề mặt trao đổi nhiệt. Khi độ cứng và độ kiềm bên trong nước càng lớn thì khả năng tích tụ cạnh bản càng cao.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sau khi xả đáy giải nhiệt để đảm bảo chúng nằm trong giới hạn kiểm soát và có tần suất hợp lý.
III. Tần suất và lượng xả đáy tháp giải nhiệt thế nào là hợp lý
Để xả đáy tháp giải nhiệt hiệu quả, cần chú ý đến tần suất và lượng xả đáy tháp giải nhiệt. Dưới đây là một số lưu ý khi xác định hai yếu tố này:
Tần suất và lượng xả đáy tháp giải nhiệt thế nào là hợp lý
A. Xác định chu kỳ cô cạn
Chù kỳ cô cạn là tỷ lệ giữa nồng độ các hóa chất hòa tan trong nước tuần hoàn và các chất tương tự ở nước cấp cho tháp. Con số này sẽ giúp thiết lập tỷ lệ xả đáy tối thiểu cần đạt được khi tiến hành xả đáy tháp giải nhiệt. Theo quy luật chung chu kỳ cô cạn tối thiểu cần được duy trì ở mức sau:
- Từ 5 đến 6 cho tháp giải nhiệt nước ngọt.
- Mức 2 trở xuống cho tháp giải nhiệt nước biển.
B. Xả đáy tháp giải nhiệt
Tình trạng xả đáy tháp giải nhiệt sẽ gây ra hiện tượng bay hơi, làm thất thoát nước trong hệ thống dẫn tới nồng độ các tạp chất cao hơn, hình thành các cáu cặn và ăn mòn hệ thống. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải kiểm soát các tạp chất bằng cách của đất nước ra khỏi hệ thống và thay thế bằng nguồn nước mới.
Trên đây là một số thông tin về các doanh nghiệp, cần lưu ý nhiều yếu tố trước khi tiến hành xả đáy tháp giải nhiệt. Mặc dù là công đoạn chiếm vai trò quan trọng trong việc bảo trì tháp giải nhiệt nhưng khi thực hiện xả đáy, cần chú ý nhiều vấn đề để tránh gây ra thất thoát hoặc thiếu nguồn nước cần thiết cho hoạt động của tháp giải nhiệt.
Thuận Tiến Phát chuyên lắp đặt tháp giải nhiệt
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp cho bạn chắc cách tính tần suất tỷ lệ xả đáy phù hợp, giúp hạn chế các cặn bẩn hình thành. Nếu đang có nhu cầu lắp đặt và cần tư vấn bất cứ thông tin gì liên quan đến các sản phẩm khác giải nhiệt, hãy liên hệ với công ty Thuận Tiến Phát qua hotline 0907 667 318 để được nhân viên hỗ trợ kịp thời nhé!