Khối đệm tháp giải nhiệt - Chức năng và vai trò quan trọng

Khối đệm tháp giải nhiệt - Chức năng và vai trò quan trọng

Tháp giải nhiệt là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất hiện nay. Để đảm bảo quá trình cung cấp nước làm mát cho các động cơ máy móc được ổn định và liên tục thì cần có một tháp giải nhiệt với các linh kiện phối hợp nhịp nhàng. Trong đó khối đệm tháp giải nhiệt - Chức năng và vai trò quan trọng hay được biết đến với tên gọi là tấm tản nhiệt - linh kiện chủ chốt quyết định hiệu suất tháp giải nhiệt cũng như lượng điện năng tiêu thụ khi thiết bị hoạt động.

 

 

I. Khối đệm tháp giải nhiệt là gì?

 

 

Khối đệm còn được gọi với cái tên khác là tấm tản nhiệt nước, lõi lọc nước tản nhiệt PVC,…Đây là một trong những phụ kiện quan trọng nhất trong tháp giải nhiệt, nằm ở phần thân tháp, trên vị trí của quạt gió.

Thông thường, khi tháp giải nhiệt hoạt động, nước nóng sẽ được phun từ trên xuống, đi qua tấm tản nhiệt và tiếp xúc với không khí mát do quạt gió đưa vào. Sau đó, không khí và nước sẽ tiến hành trao đổi nhiệt với nhau, không khí cuốn hơi nước nóng đưa ra ngoài khí quyển, còn phần nước mát sẽ chảy xuống đế bồn, qua hệ thống đường ống quay trở lại để làm mát cho máy móc trong nhà xưởng, văn phòng.

 

 

II. Chức năng khối đệm tháp giải nhiệt

 

 

Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp tản nhiệt là nơi xảy ra sự trao đổi nhiệt của nước nóng và không khí. Nước nóng sau khi tiếp xúc với không khí sẽ nhanh chóng hạ nhiệt độ chuẩn bị cho một chu kì làm mát thiết bị mới diễn ra liên tục và tuần hoàn. Khi nước chảy vào trong tháp sẽ tiếp xúc với khối đệm tháp giải nhiệt. Khối đệm có thể có dạng vuông hoặc tròn tùy vào từng loại tháp giải nhiệt nhưng đây là linh kiện quyết định diện tích và thời gian bề mặt tiếp xúc của nước với không khí cho nên phải được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Khối đệm thường được làm bằng nhựa PVC hoặc gỗ và được xếp trong thân tháp giải nhiệt, gần cánh quạt.

 

Khối đệm tháp giải nhiệt - Chức năng và vai trò quan trọng

Khối đệm tháp giải nhiệt - Chức năng và vai trò quan trọng

 

 

Nước nóng được chảy qua khối đệm hoặc được đầu phun phun trực tiếp lên.Vì vậy khối đệm đã tạo bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí thúc đẩy quá trình làm mát nước trong khoảng thời gian ngắn qua việc trao đổi nhiệt. Ngoài ra khối đệm trong các tháp giải nhiệt hiện nay có thiết kế theo dạng gợn sóng hoặc nếp gấp, không bị biến dạng giúp gia tăng bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí hơn giúp cho các linh kiện khác trong tháp như động cơ, cánh quạt, đầu phun hoạt động ít hơn khiến cho lượng điện năng tiêu thụ giảm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho người dùng.

 

Khối đệm tháp giải nhiệt với tên gọi là tấm tản nhiệt- linh kiện chủ chốt quyết định hiệu suất tháp giải nhiệt cũng như lượng điện năng tiêu thụ của tháp.

 

 

III. Ảnh hưởng của khối đệm tháp giải nhiệt đến mức tiêu thụ điện

 

 

Khối đệm tháp giải nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ điện theo 2 cách:

Năng lượng điện sẽ được sử dụng để bơm nước lên trên khối đệm của tháp và quạt gió để tạo không khí đối lưu. Khối đệm nếu được thiết kế tối ưu với mức phân bố nước hợp lý sẽ giúp giảm tiêu thụ điện rất hiệu quả.

Diện tích của bề mặt tiếp xúc để thực hiện trao đổi nhiệt, thời gian trao đổi nhiệt và cả sự chuyển động hỗn loạn của nước đều là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả giải nhiệt của tháp. Khối đệm có khả năng điều chỉnh lại tất cả những yếu tố trên và gián tiếp quyết định lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị. Theo các chuyên gia cho biết, mức trao đổi nhiệt càng lớn thì tháp giải nhiệt càng làm việc có hiệu quả hơn.

 

 

IV. Khối đệm tháp giải nhiệt có những loại nào?

 

 

Khối đệm tháp giải nhiệt gồm có 3 loại chính đó là: khối đệm dạng phun, khối đệm dạng màng và khối đệm dạng màng ít bị tắc. Mặc dù có thiết kế khác nhau nhưng cả 3 loại này đều cùng thực hiện một nhiệm vụ, cùng có vai trò hỗ trợ cho quá trình trao đổi nhiệt được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

 

A. Khối đệm tháp giải nhiệt dạng phun

Khi nước được đưa vào trong tháp sẽ trải đều lên khối đệm và được bắn thành những giọt nước có kích thước nhỏ hơn, đồng thời sẽ làm ướt bề mặt khối đệm. Vì diện tích bề mặt của giọt nước chính là diện tích bề mặt trao đổi nhiệt với không khí nên các hạt nước nhỏ hơn sẽ có thể giải nhiệt tốt hơn, hiệu quả làm mát cũng cao hơn hẳn. Kết quả của nhiều khảo sát đã khẳng định rằng khối đệm tháp giải nhiệt dạng phun bằng nhựa sẽ có khả năng trao đổi nhiệt tốt hơn so với loại khối đệm bằng gỗ.

 

B. Khối đệm tháp giải nhiệt dạng màng

Đây là loại khối đệm tháp giải nhiệt gồm có các màng nhựa mỏng được đặt sát cạnh nhau, khi nước đưa vào bên trong sẽ rơi trên đó và tạo thành một lớp màng mỏng bên trong các tấm tản nhiệt này. Việc sử dụng khối đệm dạng màng sẽ có thể tiết kiệm được nguồn điện đáng kể vì sử dụng ít khí và cột áp của bơm.

 

C. Khối đệm tháp giải nhiệt dạng mạng ít bị tắc

Loại khối đệm này có cấu tạo và kích thước của đường rãnh lớn, tạo thành những rãnh nhỏ để nước có thể đóng lại từng vũng và nhanh chóng tỏa nhiệt. Khối đệm dạng mạng ít bị tắc thường được sử dụng nhiều trong các tháp giải nhiệt có thiết kế xử lý nước bị vẩn đục. Loại khối đệm này thường được dùng để giải nhiệt nguồn nước từ biển, giúp tiết kiệm nguồn năng lượng và mang lại hiệu suất cao hơn hẳn so với các loại khối đệm truyền thống.

 

 

V. Đặc điểm các loại khối đệm tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay

 

 

Khối đệm tháp giải nhiệt được chia làm nhiều loại để phù hợp với các loại tháp giải nhiệt khác nhau và nhu cầu người sử dụng khác nhau. Trong đó có 3 loại tiêu biểu nhất đó là:

- Loại khối đệm dạng phun: Khối đệm được làm theo hình gợn sóng. Khi nước nóng được tiếp xúc với bề mặt khối đệm sẽ bắn ra và tạo vô số hạt nước li ti giúp cho quá trình làm mát nước với không khí xảy ra đồng thời, tiết kiệm thời gian. Loại khối đệm này được làm bằng nhựa và gỗ nhưng khối đệm dạng nhựa sẽ giúp các tia nước khi tiếp xúc sẽ dễ dàng bắn ra tạo tia nước nhỏ hơn so với khối đệm dạng gỗ. Nước sau khi được làm nóng sẽ nhanh chóng chảy xuống bể chứa nước chuẩn bị cho quá trình làm mát thiết bị diễn ra liên tục, tuần hoàn.

 

>> Đọc tiếp bài viết: Công thức tính chọn tháp giải nhiệt đạt hiệu quả chuẩn xác

 

 

Khối đệm dạng phun

Khối đệm dạng phun

 

 

- Loại khối đệm dạng màng: Khối đệm được làm theo hình phẳng hoặc gợn sóng với các màng xếp sát cạnh nhau. Khi nước tiếp xúc với khối đệm sẽ tạo thành 1 màng nước mỏng tiếp xúc đồng thời với không khí để thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. loại khối đệm này giúp giảm tải quá trình làm việc của cánh quạt khi phải hoạt động để cung cấp không khí đối lưu liên tục qua đó giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ, giảm hỏng hóc máy móc qua quá trình sử dụng tháp giải nhiệt trong nhiều năm.

- Loại khối đệm dạng màng ít tắc: Thực chất là loại khối đệm dạng màng nhưng được xếp thêm nhiều lớp chồng lên nhau. Loại khối đệm này được thiết kế với các rãnh có kích thước lớn giúp lọc cặn bẩn của nước nóng chưa qua xử lý. Khi làm mát các thiết bị trong nhà máy xí nghiệp thì không nên sử dụng nước chứa cặn tránh gây hỏng hóc máy móc và gây tắc nghẽn cho đường ống dẫn nước. Đây là giải pháp tối ưu cho các tháp giải nhiệt sử dụng nước biển hoặc nước sông để làm mát thiết bị.

 

 

VI. Lời kết

 

 

Lựa chọn khối đệm phù hợp với tháp giải nhiệt

Lựa chọn khối đệm phù hợp với tháp giải nhiệt

 

 

Với công dụng gia tăng bề mặt nước khi tiếp xúc với không khí, lọc cặn bẩn, giảm tải điện năng tiêu thụ của linh kiện khác trong tháp giải nhiệt, vì vậy đây được xem như là một linh kiện tháp giải nhiệt đặc biệt quan trọng. Khi quyết định mua tháp giải nhiệt, bạn cần tính toán lựa chọn loại khối đệm phù hợp với mục đích sử dụng của bạn để phát huy tối đa chức năng sản phẩm mang lại. Để tìm hiểu thêm về các khối đệm tháp giải nhiệt cũng như giá cả các loại tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay. Mời bạn ghé sang trang web của Thuận Tiến Phát để biết thêm chi tiết.

Chia sẻ: