Mục đích và phương pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả
Mục lục
Tháp giải nhiệt bằng nước có hệ thống tuần hoàn nước, trong quá trình sử dụng, nước có thể chứa chất bẩn làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tháp trong thời gian dài. Vậy mục đích và phương pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả là để giúp cho tháp vận hành ổn định, tránh bị trì trệ bởi những yếu tố gây bẩn như rong rêu, cáu bẩn,...
I. Các hệ thống tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay
Trước khi tìm hiểu cách xử lý nước tháp giải nhiệt, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các hệ thống tháp giải nhiệt phổ biến nhất. Hiện nay, có nhiều loại tháp giải nhiệt phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt và sử dụng hiệu quả. Dưới đây là một số loại tháp phổ biến:
A. Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Loại tháp này được gọi bởi cái tên khác là tháp làm máy Hypebol, thông qua phần chênh lệch nhiệt độ không khí của môi trường và không khí trong tháp bị nóng để hạ nhiệt cho thiết bị máy móc. Tháp này không dùng quạt như những loại tháp giải nhiệt khác. Tháp này chỉ dùng cho những doanh nghiệp có nhu cầu giải nhiệt lớn.
B. Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học
Tháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi, được sản xuất bởi nhiều thương hiệu lớn, ví dụ như thương hiệu Liang Chi, Tashin,.... Tháp có cánh quạt lớn, có khả năng hút khí cưỡng bức trong nước tuần hoàn. Nước nóng đưa vào tháp sẽ chảy đến bề mặt khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí để tăng khả năng trao đổi nhiệt.
Mặc dù có đặc điểm khác nhau nhưng đối với bất cứ loại tháp giải nhiệt ( https://thuantienphat.com/thap-giai-nhiet/ ) nào cũng cần tiến hành xử lý nước tháp giải nhiệt để đề phòng nước mang theo các chất bẩn đi vào trong làm tháp bị bám bẩn và trì trệ hoạt động.
II. Những thông số quan trọng cần biết của tháp giải nhiệt
Trong quá trình xác định cách để xử lý nước tháp giải nhiệt, người dùng cần nắm rõ những thông số quan trọng dưới đây:
A. Độ dẫn điện và chất rắn hòa tan
- Độ dẫn điện thể hiện khả năng dẫn điện của nước, có mối liên hệ chặt chẽ với chất rắn hòa tan trong nước. Nước cất tinh khiết có độ dẫn điện rất thấp do thiếu khoáng chất và nước biển sẽ có mức độ dẫn điện cao hơn vì chứa nhiều chất rắn hòa tan trong nước.
- Các chất rắn hòa tan trong nước có thể kết hợp và phản ứng với nhau tạo thành kết tủa không tan trên bề mặt tháp, gây nên tình trạng cáu cặn.
Đo chất rắn hòa tan
Nếu không xử lý nước cho tháp giải nhiệt, cáu cặn sẽ bám ở thân tháp, đường ống,... gây ảnh hưởng đến hoạt động của tháp, cụ thể là việc truyền nhiệt và tăng áp lực nước trong hệ thống. Vì vậy, việc xử lý nước trong tháp giải nhiệt sẽ giúp giảm hình thành cáu cặn.
B. Độ Ph của nước trong tháp giải nhiệt
pH thể hiện tính bazơ hoặc axit của nước. Nếu pH trong khoảng 0 - 14,7 thì trung tính. Nếu pH thấp hơn 7 sẽ có tính axit và cao hơn 7 sẽ có tính bazo. Kiểm soát pH là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xử lý nước tháp giải nhiệt.
Độ pH của tháp giải nhiệt
Nếu độ pH thể hiện tính axit đồng nghĩa với việc độ ăn mòn rất cao và có tính bazo thì khả năng đóng cặn sẽ cao.
C. Chỉ số bão hòa
Thông qua chỉ số này sẽ xác định được mức độ ổn định của nước liên quan đến khả năng sinh cáu bẩn, nếu chỉ số này dương thì có xu hướng hình thành cáu bẩn, nếu âm thì sẽ có xu hướng ăn mòn. Chỉ số bão hòa cân bằng khi nằm trong khoảng từ 0 - 1,0, nếu giữ được ở mức này thì tháp giải nhiệt sẽ được sử dụng lâu dài và ổn định hơn.
D. Độ cứng của nước
Chỉ số này được xác định thông qua lượng canxi và magie hòa tan trong tháp làm mát nước. Có thể chia thành 2 loại khác nhau:
- Độ cứng cacbonat - độ cứng tạm thời. - Độ cứng phi cacbonat - độ cứng vĩnh viễn. - Trong đó, độ cứng tạm thời phổ biến hơn, nó chịu trách nhiệm về tình trạng lắng đọng của cáu cặn kim loại.
III. Mục đích của việc xử lý nước tháp giải nhiệt
Trong quá trình bảo trì tháp giải nhiệt nhiều người cho rằng việc xử lý nước tháp giải nhiệt không cần thiết vì độ cáu cặn không đáng kể đối với hệ thống tháp. Tuy nhiên, nhận định này là chưa đúng vì nước là yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu của tháp giải nhiệt.
Nước đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp với hiệu quả hoạt động của tháp giải nhiệt, vì vậy, cần thực hiện xử lý nước cho tháp giải nhiệt để tránh những ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của tháp. Cụ thể, những chất có trong nước có thể gây hình thành cáu cặn làm ảnh hưởng hiệu quả truyền nhiệt, tích tụ lâu sẽ làm tắc nghẽn hệ thống làm mát.
Xử lý nước tháp giải nhiệt cũng giúp loại bỏ khí cacbonic dư thừa, kim loại trong nước và ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt trao đổi nhiệt. Hơn nữa, việc xử lý nước còn giúp giảm tối đa khả năng ăn mòn tháp làm mát.
>> Đọc tiếp bài viết: Kết cấu - Nguyên lý vận hành - Phân loại tháp giải nhiệt nước
Mục đích và phương pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiệu quả
IV. Những cách xử lý nước tháp giải nhiệt được thực hiện hiện nay
Hiện nay, một số phương pháp xử lý nước tháp giải nhiệt có thể thực hiện đó là:
A. Xử lý đầu vào
- Xử lý đầu vào có thể giúp loại bỏ chất khoáng gây đóng cặn, có thể thực hiện các cách như: làm mềm nước, khử kiềm, trao đổi ion,... Căn cứ vào nước ở từng khu vực khác nhau sẽ có phương pháp phù hợp.
- Ví dụ, nếu độ cứng nguồn nước cao nên dùng phương pháp làm mềm nước, nếu nguồn nước có độ kiềm cao thì nên thực hiện phương pháp khử kiềm. Với khu vực cần xử lý kết hợp cả 2 tình huống thì dùng cách trao đổi ion.
B. Điều chỉnh Ph
Cách xử lý nước cho tháp giải nhiệt này sẽ giúp hạn chế hiệu quả việc đóng cặn trong hệ thống tuần hoàn của tháp. - Cách này sẽ được thực hiện thông qua bổ sung hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt để hoán đổi tính chất hình thành cặn bẩn trong nước thành chất dễ hòa tan.
C. Dùng hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt
Đây là cách được dùng khá phổ biến, một số loại hóa chất có thể được dùng nhằm xử lý nước cho tháp giải nhiệt đó là:
Dùng hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt
1. GENGARD G8220
Hóa chất này có khả năng ức chế quá trình đóng cặn, ngừa ăn mòn, kết tủa và loại bỏ mùi hôi tốt. Hoá chất này không chứa Cromat, kẽm hay các ion nặng nên gần như không gây độc hại cho người dùng. Có thể hòa tan trực tiếp GenGard G8220 vào hệ thống hoặc bơm định lượng.
2. SPECTRUS NX1100
Đây là loại hóa chất có khả năng xử lý nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự tin tưởng từ các khách hàng đã qua trải nghiệm sử dụng. Hóa chất này có khả năng kiểm soát vi sinh vật xuất hiện trong hệ thống tháp, giúp ngăn ngừa sự phát triển rong rêu, diệt vi sinh bám trên thành hệ thống,...
Có thể dùng chất này để xử lý nước tháp giải nhiệt thông qua bơm định lượng để hòa vào hệ thống. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, nên lưu ý bảo quản hóa chất này ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
3. BSG 100
Hóa chất này có khả năng cao trong vấn đề ức chế vi khuẩn, với tính bao phủ, sản phẩm có thể ngăn cản sự phát triển và trao đổi chất của vi khuẩn với môi trường. Bạn cũng nên bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời và cơ thể.
Trên đây là những phương pháp xử lý nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, có thêm kinh nghiệm xử lý nước trong tháp nhanh chóng, hiệu quả.